Tất cả những gì bạn cần biết về các Quỹ hoán đổi danh mục Vàng (Gold ETF) (2024)

Hầu hết mọi nhà đầu tư tập trung phần lớn danh mục của họ vào 3 loại tài sản: cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Mặc dù bạn vẫn có thể thành công bằng cách tập trung vào những loại tài sản này, một vài nhà đầu tư khác lại chọn cách thêm vào những loại tài sản khác để làm đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Trong cả ngàn năm qua, vàng đã được sử dụng như một vật lưu trữ giá trị, được dùng để đúc tiền hay làm trang sức, cho đến việc sử dụng trong ngành nha khoa hay công nghiệp điện tử. Với danh tiếng về khả năng duy trì giá trị trong những giai đoạn xu hướng kinh tế vĩ mô bất lợi như lạm phát gia tăng và bất ổn chính trị, vàng đã có những giai đoạn tăng trưởng vượt trội so với các loại tài sản đầu tư khác.

Có rất nhiều cách để đầu tư vào vàng, nhưng một trong những cách phổ biến nhất chính là mua cổ phần (hay chứng chỉ quỹ) của các Quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Việc này giúp nhà đầu tư có cơ hội nắm giữ một phần nhỏ trong mỗi khoản đầu tư của quỹ, đồng thời giúp đa dạng hóa khoản đầu tư vào vàng trong danh mục của nhà đầu tư mà không cần phải bỏ ra một lượng lớn vốn. Các quỹ hoán đổi danh mục Vàng đã thu hút một phần đáng kể trong số hàng nghìn tỷ dollars được đổ vào thị trường của các quỹ hoán đổi danh mục nói chung. Chi phí thấp cộng với cách tiếp cận linh hoạt chính là những yếu tố khiến việc bỏ tiền vào các quỹ hoán đổi danh mục trở thành một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư thêm vàng vào danh mục của họ.

Dưới đây là danh sách của một vài Quỹ hoán đổi danh mục Vàng lớn nhất trên thị trường, cùng với miêu tả chi tiết về cách tiếp cận của họ cũng như điểm mạnh, điểm yếu. Nhưng đầu tiên, hãy cùng nhìn vào bức tranh tổng quát để thấy được tại sao các quỹ này lại trở nên phổ biến và cách mà những nhà đầu tư vàng sử dụng chúng để tạo ra những cách tiếp cận khác nhau giúp tạo ra lợi nhuận từ kim loại quý này.

Tất cả những gì bạn cần biết về các Quỹ hoán đổi danh mục Vàng (Gold ETF) (1)

Cách mà các Quỹ hoán đổi danh mục trở thành thị trường hàng nghìn tỷ

Để hiểu được điều này, chúng ta phải hiểu được chính xác những quỹ này là gì. ETF là những công ty đầu tư được quy định bán cổ phần cho các nhà đầu tư và sau đó gom số tiền thu được lại rồi bỏ chúng vào các khối đầu tư chung (common pools). Sau đó mỗi quỹ này sẽ lấy một nhóm cùng số tiền trong đó mang đi đầu tư theo đúng như mục đích đầu tư đã được đề ra cho quỹ đó. Các quỹ ETF thường chọn cách tiếp cận đầu tư thụ động, điều đó có nghĩa rằng thay vì chủ động đưa ra các quyết định về khoản đầu tư nào có khả năng thành công cao hơn thì họ chỉ cần theo dõi các chỉ số đã được định trước để biết được đầu tư vào đâu và đầu tư bao nhiêu tiền. Các chỉ số ETF này có mục tiêu là mang về lợi nhuận bằng với chỉ số cơ sở tham chiếu mà nó theo dõi, mặc dù chi phí hoạt động của những quỹ này thường có một độ trễ nhẹ so với mức lợi nhuận lý thuyết của chỉ số cơ sở.

Các quỹ hoán đổi danh mục đã trở nên phổ biến hơn bởi nhiều lý do. Nhưng lý do quan trọng nhất chính là việc những quỹ này cho phép nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục của mình dù họ không có nhiều vốn. Trong phần lớn mọi trường hợp, chỉ với số tiền chưa đến $100 thì nhà đầu tư đã có thể mua 1 cổ phiếu của một ETF và được tiếp cận với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khoản đầu tư thuộc ETF đó. Việc này giúp cho nhà đầu tư không phải xem xét, lựa chọn một vài khoản đầu tư cụ thể trong một ngành/lĩnh vực nào đó, và theo đó nó sẽ giảm đi rủi ro nếu nhà đầu tư chọn phải một cổ phiếu thua lỗ và phải chịu mất vốn một cách thê thảm. Tóm lại, ETF bảo vệ nhà đầu tư khỏi những cú thua lỗ khi đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể, miễn là những cổ phiếu khác cùng trong danh mục của ETF đó không gặp phải những rủi ro tương tự.

Các quỹ hoán đổi danh mục còn phổ biến bởi vì trên thị trường hiện giờ tồn tại rất nhiều quỹ như vậy và mỗi quỹ đều có mục tiêu khác nhau. Bạn có thể tìm thấy ETF cho bất kể loại tài sản nào, không chỉ bao gồm cổ phiếu và trái phiếu mà còn có hàng hóa, ngoại tệ và rất nhiều các khoản đầu tư ít phổ biến hơn. Các quỹ ETF cũng khác nhau về phạm vi hoạt động, một vài quỹ thì tập trung vào các thị trường ngách, trong khi những quỹ khác thì lại cố gắng để mang đến càng nhiều khoản đầu tư khác nhau miễn là chúng đáp ứng tiêu chí của quỹ. Sẽ rất dễ dàng để bạn có thể tìm thấy một quỹ ETF phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình bởi vì ngoài kia có đến hàng ngàn quỹ như vậy cho bạn chọn lựa.

Một đặc tính khác của ETF là chi phí của chúng thường ở mức hợp lý. Tất cả việc mà một người quản lý quỹ ETF phải làm là bắt kịp hiệu suất của một chỉ số cơ sở, khiến quỹ này không cần thiết phải nghiên cứu tốn kém hay nỗ lực để tăng cường lợi nhuận. Điều này dẫn đến việc các quỹ ETF có chi phí thấp hơn nhiều so với các quỹ tương hỗ truyền thống sử dụng phương pháp quản lý chủ động. Mặc dù đúng là ETF được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán, hầu hết các nhà môi giới đều tính phí hoa hồng khi mua hoặc bán chứng chỉ quỹ của ETF. Nhưng gần đây thì xu hướng đang dần ủng hộ việc giao dịch ETF miễn phí, và ngày càng nhiều nhà môi giới đang tìm cách để khuyến khích khách hàng của họ tham gia đầu tư ETF.

Bên cạnh đó, các quỹ ETF còn có một số lợi thế về thuế khiến chúng được ưa chuộng hơn các quỹ tương hỗ truyền thống. Điều quan trọng nhất là không giống các quỹ tương hỗ, các quỹ hoán đổi danh mục gần như không bao giờ phải khai báo các khoản lãi vốn phải chịu thuế (taxable distributions of capital gains). Điều đó cho phép bạn chọn thời điểm thích hợp để hiện thực hóa lợi nhuận sự tăng giá của chứng chỉ quỹ ETF bằng cách bán chúng.

Cuối cùng, các nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu ETF tự do hơn rất nhiều so với các quỹ tương hỗ. Bất cứ khi nào thị trường chứng khoán mở cửa giao dịch, bạn có thể mua hoặc bán cổ phiếu ETF, nhưng với một quỹ tương hỗ, bạn chỉ có thể mua hoặc bán một lần vào cuối ngày giao dịch. Điều đó mang lại cho các nhà đầu tư ETF nhiều thời gian hơn để phản ứng với các điều kiện thay đổi trên thị trường, thay vì buộc phải đợi đến cuối ngày - khi những động thái lớn có thể đã xảy ra rồi.

Tại sao Vàng lại là một khoản đầu tư hấp dẫn?

Sức hấp dẫn của vàng như một khoản đầu tư đã bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử. Kể từ thời của các nền văn minh cổ đại, vàng đã được sử dụng để làm trang sức và tiền xu, một phần vì vẻ đẹp và một phần vì sự khan hiếm. Là một phương tiện thương mại, vàng có các thuộc tính thuận lợi để làm tiền tệ giao dịch như là sự khan hiếm và gọn nhẹ, vì ngay cả một lượng nhỏ kim loại màu vàng này cũng đủ giá trị để mua một số lượng đáng kể của nhiều loại hàng hóa khác. Rất khó để làm giả vàng một cách hoàn hảo, vì các đặc tính đặc biệt như độ mềm và độ sáng tương đối của nó không được bắt gặp ở nhiều kim loại và các vật liệu khác.

Qua thời gian, cung và cầu của vàng đã thay đổi đáng kể. Về phía cung, những tiến bộ trong công nghệ khai thác đã giúp việc khai thác vàng từ lòng đất trở nên dễ dàng và rẻ hơn, làm tăng lượng vàng được giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, gia tăng dân số cũng dẫn đến gia tăng nhu cầu cho vàng để sử dụng làm đồ trang sức cá nhân. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng vàng trong công nghiệp, bao gồm nha khoa và làm vật liệu dẫn điện trong các thiết bị điện tử cao cấp, cũng đang tăng dần và mở rộng theo thời gian. Mặc dù tiền xu vàng không còn được lưu hành trong các giao dịch hàng ngày, nhu cầu đầu tư vàng thỏi (thỏi vàng nguyên chất được thiết kế dành riêng cho mục đích đầu tư) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhu cầu và giữ giá của kim loại quý này ở mức cao. Với việc thị trường hàng hóa xử lý các giao dịch mua và bán liên quan đến số lượng lớn vàng, giá vàng thay đổi gần như liên tục vì số tiền mà người mua sẵn sàng trả và người bán sẵn sàng chấp nhận liên tục biến động.

Vậy đầu tư vào vàng qua ETF có lợi thế gì so với đầu tư vào vàng qua các kênh khác?

ETF vàng chỉ là một cách mà các nhà đầu tư có thể bỏ tiền vào thị trường vàng. Các lựa chọn khác có thể kể đến mua trực tiếp vàng thỏi, đầu tư vào các hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch chuyên biệt và cho người mua quyền có một lượng vàng nhất định được giao cho họ với giá đã được thỏa thuận trước vào một ngày cụ thể trong tương lai, hoặc mua cổ phiếu của các công ty kinh doanh vàng.

Mỗi phương án đầu tư ở trên đều có ưu và nhược điểm. Mua vàng thỏi thông qua một đại lý có lợi thế là bạn sẽ được nắm giữ vàng vật chất thực tế, nhưng chi phí liên quan đến mua, bán và lưu trữ vàng vật chất khiến phương án này trở nên kém lý tưởng, đặc biệt là đối với những người muốn mua và bán thường xuyên hơn. Hợp đồng tương lai thì cung cấp những lợi thế và bất lợi của một khoản đầu tư có sử dụng đòn bẩy, cho phép bạn kiểm soát lượng vàng lớn với số vốn tương đối ít. Tuy vậy, rất khó để có được vị thế khiêm tốn trên thị trường tương lai, bởi vì hầu hết các sàn giao dịch tương lai đều đặt kích cỡ hợp đồng vào khoảng 50 đến 100 ounces vàng - trị giá khoảng $60,000 đến $120,000 theo giá hiện tại. Các cổ phiếu riêng lẻ trong ngành kinh doanh vàng cho phép bạn điều chỉnh mức độ rủi ro của danh mục một cách rất chính xác, với khoản lãi tiềm năng rất lớn nếu bạn chọn một công ty tốt nhưng rủi ro cũng lớn không kém nếu bạn chọn sai.

Các quỹ ETF vàng có lợi thế là cho phép các nhà đầu tư bỏ một lượng vốn nhỏ mà vẫn hoạt động hiệu quả, thêm vào đó là sự đa dạng của các quỹ ETF trong thị trường vàng cung cấp một số lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn đầu tư vào kim loại này. Giao dịch thuận tiện và chi phí tương đối thấp so với các đại lý vàng vật chất cũng là lợi thế quan trọng của các quỹ ETF vàng.

Hai loại Quỹ hoán đổi danh mục Vàng chính (Gold ETF)

Ngay cả khi bạn đã quyết định rằng các quỹ ETF vàng là cách tốt nhất để đầu tư vào thị trường này thì bạn vẫn còn phải đưa ra một lựa chọn khác. ETF vàng thường rơi vào hai loại lớn:

  • Một số quỹ ETF vàng tập trung vào các khía cạnh hàng hóa của vàng, tìm cách theo dõi sự thay đổi giá của chính kim loại này. Các quỹ ETF này thường thêm vàng vào danh mục đầu tư bằng cách nằm giữ vàng thỏi hoặc tham gia vào các hợp đồng tương lai.
  • Các quỹ ETF vàng khác đầu tư vào các công ty chuyên về vàng. Chúng bao gồm cả cổ phiếu của các công ty khai thác vàng, trực tiếp khai thác kim loại này từ các mỏ khai thác của họ; và cổ phiếu của các công ty "gold streaming”, chính là các công ty cung cấp tài chính cho các công ty khai thác vàng để đổi lấy quyền mua một phần sản lượng của mỏ khai thác với giá chiết khấu.

Đào sâu vào hai loại ETF trên, bạn sẽ tìm thấy nhiều biến thể khác nhau nữa. Ví dụ, một số quỹ ETF tập trung vào các công ty khai thác vàng có tài sản (mỏ khai thác) ở một khu vực địa lý nhất định nào đó. Những quỹ khác lại tập trung vào các công ty có quy mô khác nhau, ví dụ một số chỉ nắm giữ các công ty khai thác lớn nhất thế giới trong khi những quỹ khác tìm kiếm các công ty nhỏ đang phát triển với triển vọng đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, có những điều mà mọi nhà đầu tư ETF vàng nên xem xét. Chúng bao gồm:

  • Nhìn chung, quỹ nào có quy mô càng lớn thì chi phí khi đầu tư vào nó sẽ càng rẻ. Các quỹ ETF lớn thường có chi phí thấp hơn - phí hàng năm mà quỹ thu để trả cho chi phí hoạt động của họ - và chi phí liên quan đến việc mua và bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán cũng thường khiêm tốn hơn. Các quỹ ETF nhỏ, kém thanh khoản có thể rất khó để giao dịch hiệu quả do phải chịu chi phí giao dịch lớn hơn nhiều, dẫn đến lấn bù vào phần lợi nhuận mà bạn kiếm được.
  • Cổ phiếu của các công ty khai thác và công ty cấp vốn cho khai thác (gold streaming companies) không phải lúc nào cũng khớp với sự dịch chuyển của giá của vàng. Đôi khi, chúng thậm chí còn di chuyển theo hướng ngược lại, đặc biệt là nếu xảy ra một sự cố cụ thể liên quan trực tiếp đến công ty như tai nạn mỏ hoặc đình công ảnh hưởng đến khả năng sản xuất vàng của thợ mỏ. Để đầu tư vào cổ phiếu các công ty vàng - hoặc các quỹ ETF sở hữu chúng - bạn phải nhận thức được sự khác biệt này.
  • Một quỹ ETF nắm giữ cổ phiếu của các công ty khai thác vàng cũng có thể cung cấp nhiều đòn bẩy hơn cho một đơn vị thay đổi của giá vàng, so sánh với một quỹ ETF nằm giữ vàng thuần túy. Lý do có liên quan tới lợi nhuận mà các công ty khai thác vàng kiếm được. Nếu giá vàng tăng từ $1,000 lên $1,100 mỗi ounce, một nhà đầu tư thuộc quỹ ETF nắm giữ vàng thuần túy có thể kỳ vọng lợi nhuận 10%. Nhưng nếu một công ty khai thác trả $900 mỗi ounce để sản xuất vàng thì mức tăng giá vàng tương tự lợi nhuận tiềm năng sẽ tăng gấp đôi từ $100/ounce lên $200/ounce. Điều đó có thể làm cho các cổ phiếu ETF khai thác vàng biến động mạnh hơn nhiều so với các ETF nắm giữ vàng thuần túy.

Không có một quỹ ETF nào là hoàn hảo cho một nhà đầu tư vàng, nhưng các quỹ ETF khác nhau sẽ thu hút các nhà đầu tư khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của họ về các vấn đề được thảo luận ở trên. Các quỹ ETF vàng sau đây trải khắp thị trường vàng và mỗi quỹ đều có cách tiếp cận riêng để giúp các nhà đầu tư của họ tìm kiếm lợi nhuận từ vàng.

Top 4 quỹ ETF cho Vàng

Gold ETF

Assets Under Management

Expense Ratio

3-Year Avg Annual Return

SPDR Gold Trust(NYSEMKT:GLD)

$29.7 billion

0.40%

4.6%

iShares Gold Trust(NYSEMKT:IAU)

$10.8 billion

0.25%

5%

Van Eck Vectors Gold Miners(NYSEMKT:GDX)

$9.22 billion

0.53%

22.7%

Van Eck Vectors Junior Gold Miners(NYSEMKT:GDXJ)

$4.64 billion

0.54%

38%

Hai “người khổng lồ” trong trị trường quỹ ETF nắm giữ vàng thỏi

Ngành công nghiệp quỹ ETF vàng bị chi phối bởi hai quỹ khá giống nhau, tập trung vào việc sở hữu vàng thỏi thay vì đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác và sản xuất vàng. SPDR Gold Trust bắt đầu hoạt động từ năm 2004 và từ lâu đã nắm giữ vị trí kẻ dẫn đầu trong ngành công nghiệp này, nắm giữ 24 triệu ounces vàng thỏi tạo nên cơ sở cho việc định giá cổ phiếu của quỹ ETF này. Ban đầu, mỗi cổ phiếu của SPDR Gold tương ứng với khoảng một phần mười ounce vàng, nhưng theo thời gian, nhu cầu thanh toán chi phí quỹ, tổng cộng 0.4% mỗi năm, đã giảm số tiền đó xuống còn khoảng 0,0946 ounces vàng mỗi cổ phiếu. Hiện tại,có hơn 250 triệu cổ phiếu của SPDR ETF đang lưu hành.

Trong khi đó, iShares Gold Trust nắm giữ vị trí số 2 trong thị trường này với lượng nắm giữ gần 8.8 triệu ounces vàng. Chi phí thấp hơn vào khoảng 0.25% của quỹ đã mang lại cho iShares ETF lợi thế về chi phí so với đối thủ SPDR và ​​cổ phiếu của nó được thiết kế để tương ứng với giá trị khoảng một phần một trăm của một ounce vàng thay vì một phần mười của một ounce. Sự sụt giảm tương tự về giá trị kể từ khi thành lập năm 2005 đã dẫn đến mỗi cổ phiếu thực sự tương ứng với khoảng 0.0096 ounces vàng. Mặc dù khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình hàng ngày của quỹ iShares cao hơn SPDR, nhưng tổng khối lượng dollar của các giao dịch cho SPDR ETF cao hơn 6 lần so với của iShares.

Cả SPDR và ​​iShares ETF đã làm rất tốt việc theo dõi giá vàng trong lịch sử hoạt động. Tính thanh khoản cao hơn của SPDR ETF khiến cho nó trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn với các nhà giao dịch thường xuyên của quỹ, trong khi chi phí thấp hơn của iShares ETF mang lại lợi thế cho các nhà đầu tư mua và nắm giữ vàng dài hạn.

Hai cách để đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác vàng

Đối với các nhà đầu tư vàng ưa thích cổ phiếu của các công ty khai thác vàng hơn là nắm giữ vàng thỏi vật chất, hai quỹ ETF của VanEck Vectors đang nắm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp ETF vàng. Chọn lựa giữa hai quỹ này tùy thuộc vào sở thích của bạn về quy mô của công ty khai thác vàng mà bạn muốn đầu tư.

Lớn hơn trong số hai quỹ ETF này, VanEck Vectors Gold Miners ETF theo dõi chỉ số của những công ty lớn trong ngành khai thác vàng toàn cầu. Để đủ điều kiện đưa vào chỉ số này, một công ty phải có được ít nhất một nửa tổng doanh thu đến từ hoạt động khai thác vàng hoặc các hoạt động liên quan.

Bạn sẽ tìm thấy hàng tá cổ phiếu như vậy trong danh mục đầu tư của VanEck Vectors Gold Miners ETF, bao gồm các công ty khai thác khổng lồ Newmont Mining (NYSE: NEM) và Barrick Gold (NYSE: GOLD). Các nhà đầu tư thuộc quỹ này cũng được tiếp cận với các công ty “gold streaming” như Franco-Nevada (TSX: FNV) đại diện cho vị thế lớn thứ ba trong danh mục đầu tư của quỹ tính đến tháng 10 năm 2018. Khoảng hai phần ba tài sản của quỹ được đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở Bắc Mỹ, với phần lớn tài sản còn lại được phân chia giữa các quốc gia giàu tài nguyên của Úc và Nam Phi. Ngay cả khi phân bổ đáng kể cho các công ty lớn, vốn hóa thị trường trung bình của các cổ phiếu khai thác và “gold streaming” trong danh mục đầu tư của quỹ chỉ ở mức hơn 7 tỷ USD, cho thấy còn rất nhiều công ty nhỏ hơn đang hoạt động trong ngành khai thác vàng toàn cầu.

Trong khi đó, VanEck Vectors Junior Gold Miners ETF có một cách tiếp cận thị trường rất khác. Chỉ số mà nó theo dõi bao gồm các công ty vốn hóa nhỏ tham gia chủ yếu vào khai thác vàng và bạc. Với mục tiêu đầu tư này, quỹ theo dõi các công ty nhỏ hơn, vẫn đang trong giai đoạn thăm dò hoặc mới phát triển. Điều này làm gia tăng mức độ rủi ro, nhưng bên cạnh đó tiềm năng lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng cao hơn rất nhiều.

VanEck Junior ETF hiện có 70 cổ phiếu khác nhau, khiến nó đa dạng hóa hơn so với VanEck Vectors Gold Miners. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư đã khá quen thuộc với các khoản đầu tư lớn của quỹ, bao gồm các công ty Australia's Northern Star Resources, South Africa's Anglogold Ashanti (NYSE:AU) và Canadian Miner Yamana Gold (NYSE:AUY). Nhìn chung, quỹ ETF này có sự cân bằng hơn, với chỉ một nửa tài sản đầu tư ở Bắc Mỹ và tỷ lệ lớn hơn cho các công ty ở Úc, Nam Phi và một phần thuộc các thị trường mới nổi. Vốn hóa thị trường trung bình của các cổ phiếu trong quỹ ETF này chỉ là 1.7 tỷ USD, mang lại cho quỹ này một đặc tính khác hẳn so với quỹ VanEck còn lại.

Vậy đầu tư vàng qua ETF có phù hợp với bạn không?

Cuối cùng, đáng để nhắc lại rằng các quỹ ETF vàng có thể biến động cực kỳ mạnh và khó lường. Lợi nhuận ba năm được đưa ra ở trên cho VanEck ETF cho thấy cổ phiếu khai thác vàng mạnh như thế nào khi bạn nhìn vào lợi nhuận kể từ năm 2015. Nhưng trong năm 2019, các khoản lỗ của VanEck ETF đã tăng lên đáng kể so với các quỹ ETF vàng vật chất, và điều tương tự cũng xảy ra với lợi nhuận tính từ năm 2013.

Nhiều nhà đầu tư không bận tâm đến việc thêm các khoản đầu tư hàng hóa vào danh mục đầu tư của họ, bởi vì lịch sử thị trường đã chứng minh rằng sự pha trộn giữa cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt là đủ để có thể cho phép bạn tận hưởng lợi nhuận của đầu tư dài hạn mà vẫn có thể điều chỉnh mức độ rủi ro cụ thể theo sức chịu đựng và mục tiêu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, nếu ý tưởng đầu tư vào vàng có sức hấp dẫn đặc biệt với bạn - hoặc nếu bạn thích sự đa dạng hóa mà một tài sản có uy tín về độ an toàn và bảo mật có thể mang lại - thì bạn nên cân nhắc xem liệu có nên dành chỗ cho các quỹ ETF vàng trong danh mục đầu tư của mình. Không nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ tất cả tiền của họ vào các quỹ ETF vàng, nhưng biết được đặc điểm của chúng có thể giúp bạn quyết định độ lớn của khoản đầu tư sao cho phù hợp với bạn.

Tất cả những gì bạn cần biết về các Quỹ hoán đổi danh mục Vàng (Gold ETF) (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Eusebia Nader

Last Updated:

Views: 5556

Rating: 5 / 5 (80 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Eusebia Nader

Birthday: 1994-11-11

Address: Apt. 721 977 Ebert Meadows, Jereville, GA 73618-6603

Phone: +2316203969400

Job: International Farming Consultant

Hobby: Reading, Photography, Shooting, Singing, Magic, Kayaking, Mushroom hunting

Introduction: My name is Eusebia Nader, I am a encouraging, brainy, lively, nice, famous, healthy, clever person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.